Ngày đăng: 11/09/20211406 từ7,1 phút đọc

Trong những giao dịch về nhà đất, từ ngữ vi bằng luôn được xuất hiện, tuy nhiên nhiều người không hiểu rõ vi bằng là gì có thể gây ra một số khó khăn nhất định. Do đó, đối với một số giấy tờ liên quan đến tài sản có giá trị như nhà đất cần được hiểu đúng nhất. Những thắc mắc về vi bằng là gì sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu khái niệm Vi bằng là gì? Tại sao nên lập vi bằng?

Khái niệm vi bằng là gì?

Vi bằng được hiểu đơn giản là tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo. Tài liệu bằng văn bản này là nguồn chứng cứ trước Tòa án để xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật nếu các bên phát sinh tranh chấp.

Pháp luật hiện hành quy định: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Vi bằng được giải thích cụ thể tại Khoản 3, Điều 2, Chương I, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 02 năm 2020.

Vi bằng đã được pháp luật quy định là nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc của tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có giá trị chứng cứ rất cao.

Tại sao nên lập vi bằng?

Trong thực tế, khi giao dịch không có vi bằng bạn có thể nhờ một người làm chứng cho một giao dịch giao nhận tiền đặt cọc hoặc hợp đồng góp vốn. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ mời người làm chứng mô tả bằng văn bản hoặc lời nói những sự việc mà họ đã chứng kiến.

Lập vi bằng để làm chứng cứ khi các bên xảy ra tranh chấp. (Ảnh minh họa)

Lập vi bằng để làm chứng cứ khi các bên xảy ra tranh chấp. (Ảnh minh họa)

Cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ đổi chất để kiểm tra những lời chứng cứ đó có chính xác và đúng sự thật hay không. Việc kiểm tra này có thể diễn ra nhanh hoặc lâu.

Đối với việc giao dịch khi có vi bằng, ngay tại thời điểm lập vi bằng Thừa phát lại sẽ lập vi bằng về những hành vi và sự kiện có mô tả bằng quay phim, ghi âm, chụp hình, văn bản. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập vi bằng, vi bằng sẽ được đăng ký tại Sở tư pháp.

Đặc điểm của vi bằng là gì? Các trường hợp nào lập vi bằng?

Đặc điểm của vi bằng

Vi bằng có đặc điểm là kết quả của quá trình quan sát được phản ánh khách quan, trung thực do Thừa phát lại lập. Văn bản là hình thức của vi bằng và phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ký tên thay mình trên vi bằng hoặc không được ủy quyền hay nhờ người khác lập.

Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Vi bằng được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh khi vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, vi bằng được sử dụng để làm việc lâu dài và có thể được sao chép, việc vào sổ theo dõi, lưu trữ, vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Các trường hợp nên làm lập vi bằng để làm chứng cứ

Theo khuyến nghị của Bộ tư pháp, những trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ, cụ thể như: Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê hay mua nhà; xác nhận về tình trạng nhà đất liền kề trước khi xây dựng công trình; xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái quy định của pháp luật; xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm.

Bạn cần biết rõ những trường hợp nào nên lập vi bằng. (Ảnh minh họa)

Bạn cần biết rõ những trường hợp nào nên lập vi bằng. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó những trường hợp nên như: Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc thừa kế; xác nhận mức độ ô nhiễm; xác nhận về sự chậm trễ trong việc thi công công trình; xác nhận về tình trạng công trình khi nghiệm thu; xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cá nhân khác gây ra cũng nên lập vi bằng.

Ngoài ra còn có các trường hợp xác nhận các sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật; xác nhận giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chức, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về thuật ngữ Vi bằng là gì và thu thập được những thông tin cần thiết về vi bằng.

Để lại bình luận

Bài viết liên quan